Subscribe Us

header ads

10 Cách quản lý công nhân hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất Update 2020

Là lực lượng trực tiếp mang lại sản lượng sản phẩm cho các xí nghiệp hay nhà máy. Công nhân luôn được đánh giá có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Công nhân đồng thời cũng là lực lượng chiếm phần đông "dân số" trong một tổ chức doanh nghiệp. Chính bởi lẽ đó, cách quản lý công nhân thuộc về trách nhiệm của những nhà quản lý, giám sát sản xuất hay các tổ trưởng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, Hạ Linh gửi đến bạn đọc 10 cách quản lý công nhân hiệu quả nhất được tổng hợp qua bài viết sau!

1. Hiểu được bản chất và trách nhiệm công việc

Hiểu được bản chất và trách nhiệm công việc

Hiểu được bản chất và trách nhiệm công việc

Điều đầu tiên trong các cách quản lý công nhân hiệu quả, đó chính là việc người quản lý phải hiểu được bản chất cũng như trách nhiệm công việc mà mình đang đảm nhiệm. Không chỉ dừng lại ở những công tác chuyên môn như vận hành quy trình sản xuất, theo dõi và giám sát tiến độ sản xuất, xử lý yêu cầu từ đơn hàng của các đối tác,... Mà người quản lý sản xuất còn có trách nhiệm chính trong nhiệm vụ quản lý công nhân - lực lượng lao động chính trong các nhà máy, xí nghiệp.

Thường ngày, người quản lý sản xuất phải giám sát và làm việc với hàng chục, hàng trăm công nhân. Trong khi đó, thành phần công nhân thực tế không có nhiều điểm chung. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, giới tính khác nhau, tư duy làm việc khác nhau và sức lao động cũng khác nhau. Có thể thấy, công việc quản lý chuyên môn đã khó, nhưng chịu trách nhiệm về "phần người" lại càng khó hơn. Các chỉ tiêu để có thể đánh giá năng lực của một người quản lý sản xuất bao gồm cả chỉ tiêu sản xuất, tiến độ sản xuất và công tác liên kết, điều hòa các mối quan hệ giữa công nhân với công nhân, công nhân với cấp trên và việc làm.

2. Đảm bảo các yếu tố để nâng cao năng suất lao động

Đảm bảo các yếu tố để nâng cao năng suất lao động

Đảm bảo các yếu tố để nâng cao năng suất lao động

Quản lý công nhân đề cập đến việc gia tăng năng suất lao động. Đây là mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tuyển dụng một vị trí quản lý sản xuất. Do đó, cách tiếp theo, bạn nên tìm hiểu và đảm bảo các yếu tố nhằm đạt được kết quả này. Đó là những yếu tố như:

Theo dõi hoạt động của từng công nhân, đảm bảo việc thực hiện chính xác, không sai hướng dẫn, không vi phạm quy định hay lệch ra quy trình. Liên tục phân tích, kiểm tra và nhìn nhận hoạt động của công nhân trong từng công đoạn, kịp thời sửa chữa hoặc xử lý các phát hiện sai phạm. Bên cạnh yếu tố con người, để quản lý công nhân tốt, người quản lý cũng phải đảm bảo các yếu tố khác như thiết bị, phương pháp và nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

3. Nắm vững chính xác số lượng công nhân

Nắm vững chính xác số lượng công nhân

Số lượng công nhân có thể thay đổi trong từng bộ phận. Điều này phụ thuộc vào việc điều chuyển nhân sự, hay do thiếu nhân sự bởi lý do nghỉ việc, sa thải,... Do đó trong quá trình làm việc, không phải lúc nào người quản lý cũng có thể chỉ định chính xác khối lượng công việc cho từng hạng mục, hay bộ phận vì số lượng công nhân không ổn định.

Chính bởi vậy, cách quản lý công nhân tốt nhất là nắm vững chính xác con số nhân sự mà bạn đang đảm nhiệm. Cụ thể số lượng công nhân làm việc trong từng hạng mục và từng bộ phận nhất định. Điều này vừa giúp người quản lý phân bổ được khối lượng công việc phù hợp. Vừa có thể hạn chế tối đa tình trạng "lỡ" phân công quá nhiều nhiệm vụ cho những bộ phận, tổ có số lượng công nhân ít. Ngược lại, những tổ, bộ phận có đông công nhân thì lại "nhàn rỗi" vì khối lượng nhiệm vụ giao xuống chẳng được bao nhiêu. Lâu dài, việc không nắm bắt thực trạng số lượng công nhân trong bộ phận sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất và sản lượng sản phẩm cuối cùng.

4. Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận

Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận

Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận

Một trong những cách quản lý công nhân quan trọng nhất, đó chính là việc xây dựng các chỉ tiêu làm việc cụ thể cho từng bộ phận, thậm chí là mỗi tổ, hay mỗi công nhân nhất định. Bất kể trong môi trường làm việc nào, lĩnh vực nào, việc xuất hiện một KPI cụ thể, sẽ có tác dụng và tác động không hề nhỏ đối với chủ thể được phân công. Nhận được KPI hàng ngày, các công nhân, từng bộ phận, từng tổ sản xuất sẽ xác định được những gì phải hoàn thành, các mục tiêu cụ thể cần phấn đấu, thúc đẩy tính trách nhiệm trong mỗi công nhân và trong mỗi bộ phận.

Việc xây dựng các chỉ tiêu làm việc cụ thể đồng thời cũng chính là cơ sở - thước đo nhằm đánh giá chất lượng công việc của mỗi bộ phận, mỗi công nhân. Làm tốt điều này, sẽ góp phần đảm bảo về tiến độ hoàn thành sản xuất cho các đơn hàng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện những hạng mục của công ty, xí nghiệp, nhà máy.

5. Giám sát thời gian làm việc, hiệu quả công việc của mỗi công nhân

Giám sát thời gian làm việc, hiệu quả công việc của mỗi công nhân

Giám sát thời gian làm việc, hiệu quả công việc của mỗi công nhân

Trong các cách quản lý công nhân hiệu quả, việc theo dõi và kiểm soát số lượng công nhân thôi là chưa đủ. Một nhiệm vụ quan trọng hơn đó chính là giám sát chất lượng, hiệu quả công việc của từng công nhân, từng bộ phận nhất định. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp, nhà máy sử dụng các chỉ tiêu định mức theo sản lượng hay thời gian để thực hiện việc kiểm soát chất lượng công việc và thời gian làm việc của mỗi công nhân. Điều này hướng đến mục đích tiết kiệm thời gian, sức lực và giảm thiểu các tổn thất về hiệu quả của công trình, xí nghiệp, nhà máy.

Trong đó, người quản lý là cá nhân có trách nhiệm giám sát và kiểm soát được thực trạng làm việc của công nhân. Thực trạng làm việc phải bao gồm cả năng suất cũng như thời gian làm việc của công nhân, nhằm xác định được hướng đi công việc của toàn doanh nghiệp nói chung cũng như từng bộ phận nói riêng. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những giải pháp khắc phục và xử lý kịp thời. Từ đó, các công nhân sẽ cố gắng đẩy nhanh tốc độ làm việc để vượt chỉ tiêu để tăng thêm thu nhập hoặc đơn giản là hoàn thành chỉ tiêu công việc hàng ngày.

6. Sắp xếp và phân tầng hợp lý đội ngũ công nhân

Sắp xếp và phân tầng hợp lý đội ngũ công nhân

Sắp xếp và phân tầng hợp lý đội ngũ công nhân

Khi có sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các thành viên thì hiệu quả công việc trong các công trình, xí nghiệp mới thực sự hiệu quả. Để làm được điều này, người quản lý cần biết cách sắp xếp vị trí của các công nhân. Dựa trên các yếu tố kinh nghiệm, năng lực làm việc, tính chất và độ khó của công việc,...

Bên cạnh đó, cần biết cách linh hoạt kết hợp và điều chuyển nhân sự giữa những công nhân làm việc tốt hơn và những công nhân còn ít kinh nghiệm. Điều này là để thúc đẩy quá trình tiếp thu, học hỏi và hoàn thiện lẫn nhau. Ngoài ra đây cũng là giải pháp hay để các công nhân dễ dàng trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Trong bộ máy xí nghiệp, doanh nghiệp, đây là cách quản lý công nhân không thể thiếu, được đánh giá thuận tiện và hiệu quả nhất.

7. Thiết lập cơ chế thưởng phạt công minh

Thiết lập cơ chế thưởng phạt công minh

Thiết lập cơ chế thưởng phạt công minh

Trong hoạt động của các công ty, doanh nghiệp hay xí nghiệp, việc diễn ra những hoạt động thưởng và phạt cho công nhân luôn là hoạt động không thể thiếu. Việc thiết lập quy chế, chính sách hay điều kiện khen thưởng luôn là một cách làm truyền thống, quen thuộc nhưng hiệu quả. Chúng giúp thúc đẩy và như một công cụ động viên tinh thần làm việc của công nhân. Quy chế khen thưởng có thể lấy cơ sở từ việc vượt chỉ tiêu công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những ý tưởng sáng tạo,... Đội ngũ công nhân sẽ cảm thấy có động lực làm việc hơn, nỗ lực và có trách nhiệm trong công việc hơn nếu như có một hạn mức khen thưởng đặt ra cho họ.

Mặc dù vậy, trong vai trò của người quản lý, vấn đề này cần được linh hoạt. Ranh giới của các phần thưởng luôn mong manh, để công bằng và minh bạch nhất có thể, đừng chỉ giới hạn việc thưởng cho những công nhân chăm chỉ, chuyên cần,... Mà còn thưởng cho những công nhân có năng suất làm việc tốt, nhanh nhưng hiệu quả. Một ý tưởng khá hay khác là phát triển cơ hội thăng tiến cho những công nhân thực sự xuất sắc.

Thiết lập cơ chế thưởng phạt

Thiết lập cơ chế thưởng phạt

Ngoài thưởng, việc phạt hay kỷ luật cũng nên được triển khai theo quy chế. Cần thực hiện một cách bình đẳng, công bằng, rõ ràng nhằm hướng đến một văn hóa làm việc có kỷ luật và nề nếp trong các xí nghiệp hay nhà máy.

Đối xử công bằng với tất cả công nhân trong việc thưởng phạt cũng là cách quản lý công nhân hiệu quả. Bởi chúng là nền tảng, là "chất keo" gắn kết mọi người lại với nhau. Thiên vị trong khen thưởng là một dấu hiệu sơ sài trong công tác quản lý nói chung. Khen thưởng thường không chỉ tác động đến "kinh tế" của mỗi người, mà còn ảnh hưởng đến "cái tôi" của họ. Do đó, các mâu thuẫn thường phát sinh từ việc thiên vị trong khen thưởng.

Trong quá trình triển khai việc phạt hay kỷ luật, người quản lý cũng nên linh động để hợp lý trong từng trường hợp. Chẳng hạn như, ứng dụng giải pháp "lạt mềm buộc chặt", đừng quá cứng nhắc và bảo thủ khi triển khai văn hóa kỷ luật của công ty. Chắc chắn, điều này sẽ vừa làm hình ảnh của người quản lý "đẹp" hơn trong mắt các công nhân, vừa không làm ảnh hưởng đến tài chính của công nhân.

8. Lắng nghe, quan tâm và xử lý "triệt để" các mâu thuẫn

Lắng nghe, quan tâm và xử lý "triệt để" các mâu thuẫn

Những mâu thuẫn, cãi vã khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc chung với nhau. Đặc biệt là ở tầng lớp công nhân số lượng đông và xuất thân từ nhiều vùng miền. Trách nhiệm của người quản lý trong các trường hợp như thế này là luôn biết cách lắng nghe, quan tâm và xử lý triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ. Để làm tốt công tác này, bắt buộc người quản lý phải luôn là "anh cả", luôn biết rõ tâm lý của từng công nhân. Luôn lấy sự công bằng và bình đẳng làm trung tâm trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Có như vậy thì lâu dài, sự đoàn kết và tình "đồng chí" giữa các công nhân mới trở nên tốt hơn.

9. Truyền cảm hứng và tạo động lực cho công nhân

Trong một tập thể, sự đoàn kết dù có được xây dựng đến đâu cũng có thể dễ dàng bị sụp đổ nếu như đội ngũ công nhân không có chung một mục tiêu và lý tưởng. Đồng thời là niềm tự hào từ nơi mà mình làm việc. Mặt khác, nếu được truyền cảm hứng và thúc đẩy động lực, gắn niềm tự hào doanh nghiệp với sự đoàn kết của công nhân. Chắc chắn sẽ tạo dựng nên một tập thể vững mạnh và bền chặt. Khi đó, mỗi ngày làm việc của họ là một ngày vui, họ cảm thấy lao động là một sự may mắn và cống hiến là một hạnh phúc.

10. Xây dựng môi trường và văn hóa làm việc gần gũi, thân thiện

Xây dựng môi trường và văn hóa làm việc gần gũi, thân thiện

Xây dựng môi trường và văn hóa làm việc gần gũi, thân thiện

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một công việc được xem là lý tưởng không chỉ xuất phát từ nguồn thu nhập, chế độ nhân sự,... Mà còn là môi trường và văn hóa làm việc. Do đó, việc tạo ra môi trường và văn hóa làm việc là rất cần thiết. Một số hoạt động ngoại khóa mà công ty có thể tổ chức cho công nhân của mình là: teambuilding, từ thiện cho người nghèo, các hoạt động hỗ trợ lên các vùng miền hẻo lánh,...

Những hoạt động này không chỉ giúp ích cho xã hội, mà còn mang lại những ích lợi chưa từng có cho các công ty. Khi các thành viên trong tập thể cùng chung một cảm xúc đồng cảm với nhau về một hoạt động, một vấn đề nhất định nào đó, họ sẽ dễ dàng gắn kết với nhau hơn.

Trên đây là tổng hợp 10 cách quản lý công nhân hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất. Hy vọng những nhà quản lý sản xuất sẽ tìm ra cách thức phù hợp nhất cho công việc của mình!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét